Vitamin D

Vitamin D là gì? Cách bổ sung vitamin D hợp lý

Vitamin D đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của răng và xương. Đây là một chất xúc tác quan trọng giúp cơ thể hấp thụ photphat và canxi tốt hơn, cùng với đó là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tìm hiểu kỹ hơn về vitamin D trong bài viết dưới đây nhé!

Vitamin D là gì

Vitamin D (calciferol) thuộc nhóm seco-sterol tan trong chất béo và tồn tại ở rất ít thực phẩm tự nhiên. Vitamin D được tổng hợp trong da của động vật có xương sống dưới tác động của tia tử ngoại loại B. Có nhiều dạng vitamin D, tuy nhiên, hai dạng quan trọng nhất trong ngữ cảnh sinh lý là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D2 có nguồn gốc từ men nấm và sterol thực vật gọi là ergosterol, trong khi vitamin D3 được tổng hợp từ 7-dehydrocholesterol trong da. Đối với người, cả hai dạng này có giá trị sinh lý tương đương.

Trong tự nhiên, vitamin D hiếm khi có mặt trong thực phẩm một cách đáng kể. Các nguồn giàu vitamin D bao gồm một số loại dầu gan cá, đặc biệt là từ cá béo, gan, và dầu của động vật có xương sống sống ở biển như hải cẩu và gấu biển vùng cực. Trứng gà từ gia súc được nuôi dưỡng bổ sung vitamin D, cũng như các sản phẩm bột ngũ cốc được bổ sung vitamin D. Hàm lượng vitamin D trong cá thường nằm trong khoảng từ 200 IU/100g đến 600 IU/100g, nhưng cá trích có thể có hàm lượng lên tới 1600 IU/100g.

Vitamin D có tác dụng gì?

Vitamin D có một số tác dụng quan trọng như sau:

  • Phòng ngừa Cảm cúm: Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Bảo vệ Tim mạch: Bổ sung vitamin D đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu và hỗ trợ hệ thống tim mạch.
  • Duy trì Sức khỏe Xương: Vitamin D giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, làm cho xương mạnh và ngăn ngừa đau nhức xương và gãy xương, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.
  • Hỗ trợ Trong Bệnh đa xơ cứng: Vitamin D có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng hoặc cải thiện triệu chứng của bệnh này, một bệnh gây tổn thương hệ thần kinh trung ương khi hệ miễn dịch tấn công cơ thể.
  • Giảm Nguy cơ Ung thư: Vitamin D có khả năng giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Khi kết hợp đúng cách với canxi, nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Kiểm Soát Cân nặng: Vitamin D có khả năng kích thích sự hấp thu canxi và phốt phát từ ruột, giúp kiểm soát cân nặng bằng cách làm giảm sự thèm ăn và hấp thu calo hiệu quả.
Tác dụng của Vitamin D với cơ thể
Tác dụng của Vitamin D với cơ thể

Những triệu chứng có thể gặp nếu thiếu hụt vitamin D

Khi cơ thể không được cung cấp vitamin D một cách đầy đủ sẽ gây ra những dấu hiệu như sau:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức để làm việc.
  • Thường xuyên có cảm giác đau nhức vùng cơ xương, hoặc dễ bị yếu cơ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hay cảm thấy mỏi khi đi bộ xa hoặc leo cầu thang.
  • Chỉ gặp các chấn thương nhẹ cũng dễ bị gãy xương.

Cách bổ sung vitamin D

Bạn có thể bổ sung vitamin D qua ánh sáng mặt trời, tốt nhất là ánh nắng trước 8h sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như:

  • Một số loại cá: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết
  • Ngũ cốc
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, bao gồm: sữa tươi, sữa chua, phô mai,…
  • Tôm
  • Trứng
  • Gan bò
Bổ sung vitamin D từ thực phẩm
Bổ sung vitamin D từ thực phẩm

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng của thiếu hụt vitamin D, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm bổ sung như chụp X-quang và các xét nghiệm khác để xác định mức độ thiếu hụt. Khi đã được xác định rằng cơ thể cần bổ sung vitamin D, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và có thể được chỉ định sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Liều lượng nạp vitamin D hợp lý

Bên cạnh việc bổ sung qua chế độ ăn uống thì các loại viên uống tổng hợp sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể một cách đầy đủ. Tùy thuộc vào thể trạng và độ tuổi, lượng vitamin D cần được bổ sung hằng ngày sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Người bình thường không bị thiếu vitamin D:
    • Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành dưới 70 tuổi: 600 IU/ngày;
    • Người ngoài 70 tuổi: 800 IU/ngày;
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: 600 IU/ngày.
  • Đối với người lớn bị loãng xương hoặc các bệnh lý liên quan đến thiếu hụt vitamin D:
    • Người thiếu vitamin D: 50.000 IU/tuần, duy trì từ 6 – 12 tuần;
    • Phòng ngừa tình trạng mất xương do tác dụng phụ của corticosteroid: 0,25 – 1 mdg/ngày theo dạng alfacalcidol hoặc calcitriol trong 6 – 36 tháng;
    • Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương: người cao tuổi dùng khoảng 400 – 1000 IU/ngày loại vitamin D3 (hay còn gọi là cholecalciferol), kết hợp cùng 500 – 1200 mg canxi/ngày;
    • Điều trị bệnh đa xơ cứng: 400 IU/ngày;
    • Ở những bệnh nhân bị cường tuyến cận giáp gây mất xương: 800 IU/ngày vitamin D3, duy trì trong 3 tháng;
    • Bệnh nhân bị suy tim: dùng 800 IU/ngày vitamin D3 hoặc kết hợp cùng canxi hàm lượng 1000mg/ngày trong 3 năm.
    • Trong trường hợp đó là phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh thì nên dùng với liều lượng vitamin D3 400 IU/ngày kết hợp với canxi 1000mg/ngày;
    • Phòng ngừa mất răng do tuổi tác: vitamin D3 liều lượng 700 IU/ngày, kết hợp cùng canxi 500mg/ngày, sử dụng trong 3 năm;
    • Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: 300 – 4000 IU/ngày vitamin D3 trong 7 tuần đến 13 tháng.

Đối với trẻ sơ sinh, nên bổ sung theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ như sau:

  • Nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ: mỗi ngày bổ sung khoảng 400 IU D3K2 ngay từ sau sinh. Trẻ nên được tiếp tục bổ sung cho đến khi trẻ cai sữa mẹ, dừng bổ sung sau 12 tháng tuổi khi trẻ chuyển sang dùng sữa công thức hoặc sữa bò nguyên chất có chứa vitamin D.
  • Trong trường hợp bé ăn sữa công thức với lượng sữa dưới 1 lít, hãy dùng thêm 400 IU vitamin D3K2 mỗi ngày cho bé theo dạng lỏng.

Lời kết

Vitamin D là một yếu tố cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường thể lực, bảo vệ hệ xương phát triển vững chắc và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Nếu gặp phải những dấu hiệu của sự thiếu vitamin D, hãy tăng cường bổ sung qua những thực phẩm, bạn nên đi kiểm tra dinh dưỡng và hỏi ý kiến từ bác sĩ để có phương pháp bổ sung vitamin D hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp EMS Trainning để mang lại một sức khỏe tốt. Liên hệ với chuyên viên của YeahFit qua Hotline 028 9999 8996 để nhận thêm thông tin tư vấn!

Thông Tin Liên Hệ:

Hotline: 028 9999 8996

Fanpage: www.facebook.com/YeahFit.EMS.Training

Địa chỉ (chi nhánh 1): 101 Cao Thắng, P3, Q3, HCM

Địa chỉ (chi nhánh 2): 69 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, HCM

Nguồn tham khảo: vinmec.com, medlatec.vn

Xem thêm: Vitamin K là gì? Vai trò của vitamin K với cơ thể