Vitamin B là một trong 8 loại vitamin tan trong nước và nó nhiều tác dụng cho cơ thể của bạn. Vậy vitamin B là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vitamin B là gì
Vitamin B là một loại vitamin không thể thiếu cho sức khỏe của cơ thể, thuộc nhóm tan trong nước. Trong hệ thống cơ bản của con người, vitamin B đóng một vai trò vô cùng quan trọng, gắn liền với quá trình trao đổi chất, sự phát triển của hệ thần kinh, cũng như các cơ quan quan trọng khác như da và tóc. Hệ thống vitamin B là một thành phần không thể thiếu trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều hòa các phản ứng hóa học của enzyme và protein trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động một cách tối ưu.
Các loại vitamin B và vai trò của từng loại với cơ thể
Vitamin B có rất nhiều loại khác nhau và mỗi loại sẽ có mỗi tác dụng khác nhau với cơ thể. Các loại vitamin B như sau:
Vitamin B1 (thiamine):
- Có vai trò trong việc kích thích hệ tiêu hóa đóng, chuyển hóa carbohydrate, tăng hoạt động của cơ bắp, tăng nuôi dưỡng thần kinh và tim.
- Người bị thiếu vitamin B1 giai đoạn đầu thấy chán ăn, bực bội, thờ ơ và người mệt mỏi. Nếu thiếu vitamin B1 nặng, kéo dài gây ra bệnh tê phù (BeriBeri). Hội chứng Wernicke-Korsakoff là một hội chứng thần kinh – tinh thần cũng hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu gây thiếu vitamin B1 nặng, kéo dài.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B1: các loại ngũ cốc thô, thịt, các loại đậu đặc biệt là đậu Hà Lan.
Vitamin B2 (riboflavin):
- Có tác dụng tăng tạo hồng cầu, hỗ trợ các tế bào trong chức năng tạo năng lượng, tham gia hỗ trợ trong điều trị tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng, sốt liên tục, các bệnh lý về đường ruột hay bị thương nặng…
- Thực phẩm giàu vitamin B2: các loại rau xanh đậm, thịt, chuối, táo, lê, hay các loại hạt ngũ cốc…
Vitamin B3 (niacin hoặc acid nicotinic):
- Là thành phần của coenzym NAD và NADP, có vai trò chủ yếu trong chuyển hóa đường với chất béo để sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời giúp bổ trợ cho hệ thần kinh và tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng trong tế bào, giữ cho làn da mịn màng và tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ thần kinh với hệ tiêu hóa.
- Vitamin B3 có liên quan đến hạ cholesterol máu và triglyceride.
- Thiếu vitamin B3 sẽ gây nên tình trạng viêm da, viêm lưỡi, hay các biểu hiện ở thần kinh như đau nhức đầu, giảm trí nhớ…
Vitamin B5 (pantothenic acid):
- Thiếu hụt vitamin B5 gây biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, mất ngủ, có khả năng giúp cơ thể chống lại các tác nhân nhiễm trùng, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não…
- Vitamin B5 còn có tác dụng làm cho tóc óng ả, khỏe da, trong thẩm mỹ ứng dụng nhiều cho những da bị mụn nhờ việc giúp phân giải lượng dầu thừa trên da. Vitamin B5 cũng hỗ trợ làm tăng sức khỏe hệ tim mạch, tăng cường mức độ hemoglobin, giảm căng thẳng stress…
Vitamin B6
- Liên quan đến quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo, hỗ trợ cho hoạt động của hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe của các tế bào máu đỏ, nuôi dưỡng hệ thần kinh. Lâm sàng ứng dụng sử dụng vitamin B6 trong điều trị các bệnh lý thiếu máu thiếu sắt, tình trạng co giật ở trẻ em, nồng độ homocystein trong máu cao…
- Việc thiếu nhóm vitamin B6 sẽ gây ra các cơn động kinh, thiếu máu, bệnh lý thần kinh.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: các loại thịt, cá, các loại rau củ như rau cải mâm xôi, ớt chuông đỏ, đậu hà lan, bông cải xanh, chuối, hay các loại hạt…
Vitamin B7 (biotin) hay còn gọi là vitamin H
- Tham gia vào sự sản xuất hormone, góp phần tham gia vào quá trình tiêu hóa protein và carbohydrate, cần thiết cho việc hình thành acid béo và glucose, làm tăng sản xuất kích thích tố.
- Biotin được sử dụng nhiều để tăng cường sức sống, sự khỏe mạnh, bóng mượt cho tóc và móng.
- Vitamin B7 có chứa nhiều trong gan, súp lơ, cá hồi, cà rốt, bột đậu nành, mầm lúa mì, ngũ cốc hay trứng…
Vitamin B9 (acid folic)
- Là một trong những vitamin quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu đỏ, giúp tế bào thực hiện và duy trì DNA, đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn phân chia và phát triển tế bào ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
- Việc thiếu acid folic là nguyên nhân gây ra các bệnh thiếu máu hồng cầu to, khiếm khuyết ống thần kinh bào thai và lú lẫn tinh thần. Khi cơ thể thiếu vitamin B9 có các triệu chứng: giảm trí nhớ, bị thiếu máu, suy nhược, da nứt… cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tim đập nhanh, dị tật bào thai, bệnh loãng xương, ung thư ruột và giảm bạch cầu, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
Vitamin B12
- Giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, giảm nồng độ homocysteine trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, là yếu tố quan trọng trong sản xuất các tế bào máu, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, mặt khác giúp cơ thể có thể sử dụng acid folic tối ưu hơn.
- Thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu cobalamine và là nguyên nhân gây ra các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Thiếu hụt vitamin B12 cũng liên quan đến bệnh lý thần kinh tiểu đường. Ở những bệnh nhân tiểu đường sự thiếu hụt vitamin này có thể là do chính căn bệnh tiểu đường hay do việc sử dụng các thuốc điều trị đường huyết như metformine. Ở những bệnh nhân suy thận, bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng là do sự thiếu hụt vitamin B12.
- Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như ngao, hàu, trai, gan động vật, các loại cá như cá thu cá ngừ…các loại hải sản, thịt bò…
Thực phẩm nhiều vitamin B
Vitamin B được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như:
- Sữa và các chế phẩm bơ sữa bao gồm bơ, phô mai, sữa chua, váng sữa,…
- Trứng
- Gan động vật
- Thịt gia cầm và thịt đỏ
- Cá như cá ngừ, cá thu, cá hồi,…
- Động vật có vỏ như hàu, trai, hến…
- Rau có lá màu xanh đậm như cải thìa, cải xoăn, xà lách…
- Khoai tây, cà rốt, củ cải, su hào và các loại đậu như đậu hà lan, đậu đen, đậu xanh,…
- Các loại quả như bơ, dưa hấu, cam quýt và chuối,…
- Các loại hạt và ngũ cốc
Những lưu ý khi bổ sung vitamin B
Việc bổ sung vitamin B từ chế độ ăn uống hằng ngày sẽ không gây ra tác dụng phụ, các tác dụng phụ chỉ xảy ra khi bạn sử dụng những loại thuốc bổ sung mà không qua sự chỉ dẫn của bác sĩ, các tác dụng phụ bao gồm:
- Cảm thấy khát
- Gặp các vấn đề về da
- Mờ mắt
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn
- Đi tiểu nhiều
- Bệnh tiêu chảy
- Đỏ da
Nếu gặp phải những dấu hiệu trên, hãy ngưng sử dụng thuốc vitamin B và đến ngay cơ sở y tế để khám. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết được tình trạng cơ thể có bị thiếu vitamin B hay không và nên bổ sung như thế nào.
Lời kết
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của vitamin B đối với sức khỏe của con người. Loạt vitamin này chịu trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì các hệ thống quan trọng của cơ thể, từ hệ thần kinh cho đến quá trình trao đổi chất cũng như nhiều khía cạnh khác của sức khỏe. Thậm chí, thiếu hụt vitamin B có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vì vậy, để đảm bảo cơ thể chúng ta hoạt động một cách tối ưu, việc cung cấp đủ lượng vitamin B thông qua chế độ ăn uống cân đối và bổ sung khi cần thiết là điều rất quan trọng. Đồng thời, việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cân nhắc đúng cách cũng là điều quan trọng. Vitamin B không chỉ là một nhóm vitamin, mà còn là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp EMS Trainning để mang lại một sức khỏe tốt. Liên hệ với chuyên viên của YeahFit qua Hotline 028 9999 8996 để nhận thêm thông tin tư vấn!
Thông Tin Liên Hệ:
Hotline: 028 9999 8996
Fanpage: www.facebook.com/YeahFit.EMS.Training
Địa chỉ (chi nhánh 1): 101 Cao Thắng, P3, Q3, HCM
Địa chỉ (chi nhánh 2): 69 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, HCM
Nguồn tham khảo: vinmec.com, genetica.asia
Xem thêm: Vitamin E có vai trò gì với cơ thể?