Protein là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, có vai trò to lớn trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bên cạnh các chất dinh dưỡng như chất béo, chất xơ, vitamin,… Vậy bạn đã hiểu hết về Protein chưa? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Protein là gì?
Protein hay còn gọi là chất đạm, là những phân tử sinh học hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau, trình tự này do các nucleotide của gen quy định.Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.
Mỗi loại protein sau khi được tạo ra chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein. Do protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, là thành phần thiết yếu cấu trúc, hình thành, duy trì, tái tạo cơ thể nên cơ thể cần bổ sung protein qua chế độ ăn hàng ngày, thiếu protein sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật do sức đề kháng giảm.
Công dụng của Protein
Cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống
Protein cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào. Là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô.
Là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất. Quá trình phát triển của cơ thể, từ việc hình thành cơ, đổi mới phát triển của tế bào, phân chia tế bào đều gắn liền với quá trình tổng hợp protein.
Tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng
Phần lớn các chất vận chuyển các chất dinh dưỡng là protein. Protein vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức căn vào máu, từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. Hemoglobin có trong hồng cầu là một protein có vai trò vận chuyển oxy lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.
Bảo vệ cơ thể
Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein, có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể. Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virut, các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi.
Điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH trong cơ thể
Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion. Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.
Tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể
Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.
Nhu cầu bổ sung protein mỗi ngày
- Nữ giới cần tiêu thụ khoảng 46 gram protein mỗi ngày.
- Nam giới cần tiêu thụ khoảng 56 gram protein mỗi ngày.
Những loại thực phẩm giàu protein
Thịt gia cầm và trứng
Hải sản
Hải sản không chỉ là nguồn giàu omega-3 mà còn cung cấp lượng protein phong phú. Chẳng hạn, khi bạn tiêu thụ 100g cá hồi, cơ thể sẽ hấp thụ được khoảng 20g protein. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên bổ sung hải sản vào chế độ ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần, kết hợp với các thực phẩm khác, để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa là những thực phẩm giàu protein, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp, giảm nguy cơ tiểu đường và kiểm soát huyết áp. Đặc biệt, sữa béo chứa hàm lượng protein cao hơn khoảng 20g so với sữa không béo. Tuy nhiên, người cao tuổi hoặc người không dung nạp lactose nên xem xét cẩn trọng khi tiêu thụ các sản phẩm sữa này.
Những vấn đề cần lưu ý về protein
Cơ thể thiếu protein thì bị bệnh gì?
- Giảm cân và yếu cơ.
- Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
- Tâm trạng thất thường và khó ngủ.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch.
Cơ thể thừa protein thì bị bệnh gì?
- Cơ thể thiếu hụt vitamin D và canxi, tăng nguy cơ viêm nhiễm, và có nguy cơ mắc bệnh gout.
- Việc tiêu thụ nhiều protein cần đòi hỏi thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến cảm giác khát nước thường xuyên và lượng nước tiểu tăng.
- Chế độ ăn giàu protein thường thiếu chất xơ, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
- Cảm giác trầm cảm và lo lắng có thể xuất hiện.
- Có nguy cơ tăng cân và béo phì.
- Hơi thở có thể có mùi khá không dễ chịu.
Lưu ý khi bổ sung protein
Câu hỏi thường gặp
Nên ăn protein động vật hay thực vật?
Protein có giúp giảm cân không?
Lời kết
Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe của mỗi người, hãy xây dựng một chế độ ăn hợp lý để cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể và cân bằng các chất dinh dưỡng khác.