Phospho là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng, đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của thận, xương, cơ và mạch máu, cũng như trong từng tế bào của cơ thể. Phospho có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và cũng có trong các sản phẩm dược phẩm và thực phẩm chức năng. Sử dụng phospho một cách quá mức hoặc không đúng cách có thể gây ra các tác động không mong muốn cho cơ thể.
Phospho là gì?
Phospho là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nó kết hợp với các chất khác để tạo thành các hợp chất phospho hữu cơ và phospho vô cơ. Các thuật ngữ phospho và phosphate thường được sử dụng để thay thế cho nhau trong các xét nghiệm y tế, trong đó lượng phospho vô cơ trong máu được đo bằng xét nghiệm định lượng phospho/phosphate huyết thanh.
Phospho đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh tổng hợp các chất cơ bản của cơ thể như protein, carbohydrate, phospholipid màng tế bào, DNA, RNA. Nó cũng tham gia vào sản sinh năng lượng dưới dạng ATP, hoạt động co cơ, điều hòa nhịp tim, dẫn truyền thần kinh, quá trình tạo xương, và duy trì sự cân bằng acid-base của cơ thể.
Vai trò của phospho với cơ thể
Giúp điều hòa nhịp tim
Tương tự như tất cả các cơ quan khác, tim cần năng lượng từ phospho để hoạt động. Phospho có vai trò quan trọng là một chất điện giải trong tạo ra các xung điện cần thiết trong tim, giúp điều chỉnh nhịp tim và bơm máu một cách bình thường. Ngoài ra, sự vận hành ổn định của tim còn phụ thuộc vào cân bằng calci trong máu và kiềm – toan. Do đó, khi lượng phospho bị thiếu hoặc thừa, những yếu tố này cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa nồng độ phospho huyết thanh và tình trạng tim mạch đã chỉ ra rằng mức cao của phospho trong máu có thể góp phần vào tắc nghẽn mạch máu do sự lắng đọng của khoáng chất, gây ra các vấn đề về tim mạch.
Giúp cơ bắp mạnh khỏe, giảm chuột rút, đau cơ sau khi luyện tập
Phospho là một thành phần quan trọng trong các hợp chất năng lượng cao, đóng vai trò cần thiết cho sự hoạt động của các cơ bắp trong cơ thể. Trong quá trình vận động và tập luyện, cơ bắp hoạt động cường độ cao và sản sinh acid lactic, gây ra sự đau mỏi cơ và chuột rút. Phospho tại đây hoạt động như một chất trung hòa acid, giúp giảm đau, tăng tốc quá trình phục hồi, đồng thời cải thiện sức bền của các khối cơ.
Tham gia hình thành xương, răng
Theo nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của phospho trong quá trình phát triển và tái tạo xương và các cấu trúc hỗ trợ, khoảng 85% lượng phospho trong cơ thể tập trung trong xương và răng. Chất này, cùng với calci, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu và sử dụng để duy trì sức khỏe và độ bền của răng, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Liều lượng sử dụng phospho
Ở các độ tuổi khác nhau, nhu cầu về phospho sẽ thay đổi. Theo Recommended Dietary Allowances (RDAs), liều khuyến nghị hàng ngày là như sau:
- Từ 0 – 6 tháng tuổi: 100mg.
- Từ 7 – 12 tháng: 275mg.
- Từ 1 – 3 tuổi: 460mg.
- Từ 4 – 8 tuổi: 500mg.
- Từ 9 – 18 tuổi: 1250mg.
- Từ 19 tuổi trở lên: 700mg.
Thực tế, với một chế độ ăn uống bình thường hàng ngày, bạn đã có thể cung cấp đủ lượng phospho cần thiết cho cơ thể.
Nếu bạn cần sử dụng các loại thuốc bổ sung phospho, thường bạn cần pha chúng vào nước trước khi sử dụng. Thường thì nên uống sau khi ăn hoặc trong bữa ăn.
Lưu ý một chút là chỉ sử dụng thuốc khi bạn đang gặp phải tình trạng bệnh lý thiếu hụt phospho và phải tuân theo chỉ định bác sĩ, bởi nếu nạp phospho không đúng cách có thể gây ra các tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe của bạn.
Tác dụng phụ khi sử dụng phospho
Bổ sung phospho với một liều lượng hợp lý đa phần không gây ra bất kỳ tác dụng nào. Tuy nhiên nếu lạm dụng phospho hoặc sử dụng liều cao trong thời gian dài có thể gặp một vài triệu chứng như:
- Nhức đầu, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi.
- Co giật.
- Giảm lượng nước tiểu hoặc tần suất đi tiểu.
- Nhịp tim không đều.
- Tê, ngứa hoặc đau ở tay chân.
Ngoài những tác dụng trên, sử dụng quá nhiều phospho sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các khoáng chất khác như sắt, calci, magie, kẽm.
Thực phẩm nhiều phospho
Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa phospho, những thực phẩm từ động vật sẽ có hàm lượng phospho cao hơn và dễ hấp thu hơn so với thực vật. Một số thực phẩm giàu phospho như:
- Thịt và gia cầm.
- Cá và các loại hải sản.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: pho mát, sữa chua.
- Trứng.
- Các lọại ngũ cốc.
- Khoai tây, bông cải xanh, hoa quả sấy khô.
Lời kết
Phospho là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, với chế độ ăn dinh dưỡng bình thường hằng ngày bạn đã có thể nạp đủ lượng phospho cần thiết cho cơ thể. Nếu gặp phải tình trạng thiếu phospho, đừng nên tự ý sử dụng thuốc mà nên đi khám và hỏi ý kiến từ bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các chất khoáng cho cơ thể, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp EMS Trainning để mang lại một sức khỏe tốt. Liên hệ với chuyên viên của YeahFit qua Hotline 028 9999 8996 để nhận thêm thông tin tư vấn!
Thông Tin Liên Hệ:
Hotline: 028 9999 8996
Fanpage: www.facebook.com/YeahFit.EMS.Training
Địa chỉ (chi nhánh 1): 101 Cao Thắng, P3, Q3, HCM
Địa chỉ (chi nhánh 2): 69 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, HCM
Nguồn tham khảo: heathline.com
Xem thêm: Canxi là gì? Tại sao cơ thể cần canxi