Để có một quá trình giảm cân hiệu quả, người giảm cân cần phải lên một chế độ sinh hoạt khoa học, khó khăn nhất chắc sẽ nằm ở việc ăn uống, ăn uống như thế nào và chế độ ăn nào phù hợp với bản thân sẽ là một vấn đề nhức nhói. Vậy bạn đã nghe qua chế độ ăn Atkins chưa? Có thể nó sẽ phù hợp với bạn, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Chế độ ăn kiêng atkins diet là gì?
Atkins Diet là chế độ ăn kiêng dựa trên phương pháp giảm cân Low Carb, được giới thiệu lần đầu vào năm 1972 bởi Bác sĩ Robert C.Atkins. Chế độ ăn này khuyến khích các loại thực phẩm giàu đạm, chất béo, các loại rau củ ít tinh bột, cắt bỏ hoặc hạn chế tinh bột hấp thụ nhanh như đường trong khẩu phần ăn.
Ban đầu chế độ ăn này được đánh giá là không tốt cho sức khỏe do hàm lượng chất béo bão hòa cao, tuy nhiên các nghiên cứu mới cho thấy chất béo bão hòa là vô hại. Chế độ ăn Atkins được nghiên cứu kỹ hơn và chứng minh được nó có thể giảm cân nhiều hơn và cải thiện nhiều hơn lượng đường trong máu, cholesterol HDL “tốt”, chất béo trung tính và các triệu chứng sức khỏe khác so với chế độ ăn ít chất béo.
Cơ chế hoạt động của chế độ ăn atkins
Bạn có thể tìm hiểu kim tự tháp Atkins (Atkins Food Guide Paramid) với các nhóm thực phẩm được biểu thị để hiểu rõ hơn chế độ ăn này. Thay vì hướng đến các chất đường và tinh bột, chế độ Atkins Diet hướng đến các chất có trong thịt, rau như chất đạm, chất xơ, chất béo,…
Theo mũi tên từ dưới lên trên là nhóm thực phẩm bạn có thể ăn từ khi bắt đầu giảm cân đến khi giảm cân thành công. Các nhóm thực phẩm chứ nhiều tinh bột như lúa mạch, gạo,… là nhóm bạn có thể ăn ít nhưng chỉ khi bạn đã giảm cân thành công.
Ở chế độ ăn này bạn không cần phải tính lượng calo nếu bạn cảm thấy lượng thức ăn đã được phân chia hợp lý. Điều duy nhất bạn cần chú ý đó là lượng tinh bột (carbohydrates – Carb), bạn cần phải tính lượng Carb thực (Net Carb) bằng cách tổng lượng Carb trừ lượng chất xơ.
Các giai đoạn của chế độ giảm cân atkins
Giai đoạn 1: Giảm lượng Carb – Làm quen
Ở chế độ ăn kiêng nào bạn cũng cần thời gian làm quen để tránh tình trạng cơ thể không kịp thích nghi và xảy ra những vấn đề không mong muốn. Ở giai đoạn này, bạn sẽ để co thể làm quen với lượng thực phẩm sẽ nạp mỗi ngày. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, với mục tiêu là tăng tốc đốt mỡ thừa trong cơ thể, bạn sẽ giảm cân nhiều nhất ở giai đoạn này và cần thời gian ít nhất 2 tuần. Vài lưu ý cho giai đoạn đầu tiên:
- Tránh tất cả các loại trái cây, bánh mì, ngũ cốc, rau củ nhiều tinh bột, sữa và các thực phẩm từ sữa (trừ phô mai và bơ), rượu.
- Chỉ được ăn 20gram Carb mỗi ngày, thay vì 300gram như được khuyến nghị.
Giai đoạn 2: Tăng nhẹ lượng Carb mỗi ngày – Tiếp tục giảm cân
Giai đoạn này bạn có thể bổ sung thêm một số loại rau, trái cây, các loại hạt vào thực đơn hằng ngày để lượng Carb tăng nhẹ nhưng vẫn không làm ngưng tiến trình giảm cân nặng. Giai đoạn này sẽ là giai đoan kéo dài thời gian nhất, bạn cứ ăn duy trì giai đoạn 2 đến khi còn cách khoảng 4,5kg so với mục tiêu (ví dụ bạn đặt mục tiêu là còn 50kg, thì bạn sẽ duy trì giai đoạn 2 đến khi đã giảm còn 54,5kg).
Bạn sẽ từ từ thêm một số thực phẩm nhiều carbonhydrates vào thực đơn như các loại quả mọng, các loại hạt,…. Tập trung vào việc giảm cân liên tục với sự cho phép hàm lượng carb mỗi ngày là giữa 25g đến 45g.
Giai đoạn 3: Tinh chỉnh chế độ ăn – Tiền duy trì
Bạn sẽ được thoải mái hơn một chút ở giai đoạn này vì bạn sẽ được phép tiêu thụ thêm 10g carb vào chế độ ăn hàng tuần, với các thực phẩm bổ sung bao gồm rau củ tinh và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu trong giai đoạn này bạn thấy cân nặng không tiếp tục giảm, hãy cắt giảm lượng carb từ từ đến cân nặng giảm ổn định. Cho đến khi đã đạt được cân nặng như mong muốn, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn 4
Giai đoạn 4: Duy trì cố định lượng carb
Đây là giai đoạn cuối cùng và giai đoạn này bạn phải duy trì đến suốt đời nếu không muốn cân nặng của mình tăng lên hay giảm xuống quá nhiều. Khi đã đạt được mức cân nặng mong muốn, bạn cần duy trì lượng carb nạp vào mỗi ngày là khoảng 45 – 100g. Nếu cân nặng có sự thay đổi thì bạn có thể tăng thêm hoặc giảm bớt lượng carb để duy trì mức cân nặng mong muốn.
Thực phẩm nên và không nên ăn
Một số được khuyên dùng trong chế độ ăn này:
- Bơ vì bơ chứa các chất béo có lợi cho sức khỏe.
- Các loại thịt bao gồm: thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, thịt xông khói.
- Cá nhiều chất béo và hải sản tươi.
- Trứng.
- Các loại rau củ ít tinh bột như: cải xoăn, bông cải xanh, măng tây.
- Các sản phẩm sữa béo.
- Quả hạch và các loại hạt.
- Chất béo có lợi như dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa, dầu bơ.
- Thức uống như nước, cà phê và trà xanh.
Một số lưu ý khi áp dụng chế độ ăn kiêng Atkins
Bạn cần lưu ý một số điểm sau khi thực hiện chế độ ăn Atkins Diet:
Dễ gặp một vài tình trạng không tốt: Bạn sẽ mắc phải một số vấn đề do quá trình ăn kiêng không đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
- Hơi thở hôi;
- Chứng mất ngủ;
- Chóng mặt (vì ăn không đủ chất);
- Người trong trạng thái lơ mơ, mệt mỏi;
- Chế độ Atkins khuyến khích thực phẩn giàu protein. Tuy nhiên, thực phẩm giàu protein cũng có thể chứa nhiều chất béo. Nếu có quá nhiều chất béo nạp vào cơ thể sẽ làm tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol) ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tính toán kỹ lượng tinh bột (carb) nạp vào: Vì chế độ này tập trung vào lượng tinh bột nên bạn phải học cách tính chính xác tổng lượng carb nạp và lượng carb thực.
Kết luận
Chế độ Atkins Diet là một trong những chế độ ăn giảm cân hiệu quả và nhanh chóng, tuy nó giúp bạn giảm cân và đem lại mốt số lợi ích khác nhưng vẫn không thể tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt. Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia để xem thử tình trạng cơ thể có phù hợp với chế độ ăn này không. Chúc các bạn thành công khi áp dụng chế độ Atkins Diet.
Bên cạnh áp dụng chế độ ăn Atikins, bạn cũng có thể kết hợp phương pháp EMS Training để có hiệu quả tốt nhất. Liên hệ với chuyên viên của YeahFit qua Hotline 028 9999 8996 để nhận thêm thông tin tư vấn!
Thông Tin Liên Hệ:
Hotline: 028 9999 8996
Địa chỉ (chi nhánh 1): 101 Cao Thắng, P3, Q3, HCM
Địa chỉ (chi nhánh 2): 69 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, HCM