Nhắc đến vitamin K, chúng ta đều nghĩ nó có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nhưng không chỉ vậy, vitamin K còn có nhiều vai trò khác đối với cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về vai trò của loại vitamin này trong bài viết này nhé!
Vitamin K là gì?
Vitamin K là một thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu tại gan, bao gồm prothrombin (yếu tố II) và các yếu tố VII, IX, X. Nó thuộc nhóm các vitamin tan trong chất béo, có cấu trúc tương tự và đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh quá trình đông máu, hỗ trợ quá trình đông máu. Vitamin K cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của xương và quá trình trao đổi chất canxi trong hệ thống mạch máu. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin này, máu sẽ không đông lại được, dẫn đến tình trạng xuất huyết, và điều này có thể gây tử vong.
Có hai dạng tự nhiên của vitamin K là Vitamin K1, còn gọi là phylloquinone, được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên, và Vitamin K2, còn gọi là menaquinone, được sản xuất bởi các loại vi khuẩn có lợi trong ruột.Tuy nhiên, cũng có ba dạng tổng hợp của vitamin K, đó là K3, K4 và K5. Nên lưu ý rằng dạng tổng hợp K3, còn gọi là menadione, có độc tính và không phải là một dạng vitamin K an toàn.
Vai trò của vitamin K
Đối với quá trình đông máu
Vitamin K kích thích các protein hình thành cục máu đông. Do đó, nó được coi là một yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu của cơ thể. Hiện tượng tự đông máu là một trong những phản ứng tích cực có ích khi cơ thể gặp chấn thương. Đây là một phần của chuỗi phản ứng sinh học, cùng với các yếu tố đông máu khác, giúp cơ thể ngừng chảy máu kịp thời.
Nếu thiếu “vitamin đông máu”, các yếu tố này sẽ không được kích hoạt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết không kiểm soát và đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng vì máu chảy quá nhiều.
Đối với hệ xương khớp
Ngoài vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, vitamin K còn có khả năng tăng cường các protein giúp duy trì sự ổn định của nồng độ canxi trong xương. Nhờ đó, vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương và hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Một số nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của vitamin K trong việc ngăn ngừa mất xương ở nhiều bệnh nhân. Đặc biệt, vitamin K2 giúp kích hoạt Osteocalcin, một protein giúp gắn canxi từ máu vào cấu trúc xương. Điều này giúp duy trì sức khỏe xương, làm cho chúng mạnh mẽ hơn và giảm nguy cơ mắc các tình trạng xương yếu hay gãy xương.
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, như phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, việc cân nhắc chế độ bổ sung vitamin K thông qua thực phẩm hoặc bổ sung sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Trong số các loại vitamin tan trong dầu, vitamin K có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe hệ tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng của vitamin K trong việc ngăn ngừa sự xơ vữa động mạch. Vitamin K thực hiện chức năng loại bỏ canxi khỏi hệ thống mạch máu, từ đó không tạo điều kiện cho sự hình thành các mảng bám. Hiện tượng tắc nghẽn mạch máu được hạn chế ở mức tối đa, đặc biệt khi vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình này.
Hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột sản xuất vitamin K2, tối ưu hóa sự sử dụng canxi trong máu và ngăn ngừa hiệu quả các yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác.
Chống ung thư
Vitamin K còn được biết đến với khả năng tự nhiên chống lại sự phát triển của tế bào ung thư một cách hiệu quả. Việc bổ sung vitamin này một cách đều đặn và đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư như ung thư đại tràng, dạ dày, tuyến tiền liệt và họng.
Các nghiên cứu trên bệnh nhân mắc ung thư gan cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng Vitamin K ở liều cao mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện sức khỏe và ổn định các chức năng cơ bản cho nhiều bệnh nhân. Điều này có thể giải thích bằng việc Vitamin K2 có khả năng đàn áp sự phát triển của tế bào ung thư, thay đổi các yếu tố tăng trưởng và kiểm soát quá trình phân chia tế bào.
Ngoài những lợi ích đã đề cập, loại vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của hệ thần kinh, chăm sóc cho làn da và sức khỏe răng miệng.
Dấu hiệu và hệ quả của việc thiếu vitamin K
Dấu hiệu
Thiếu vitamin K sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, tuần hoàn, xương khớp,… Tuy nhiên dấu hiệu dễ nhận biết nhất là dấu hiệu về tuần hoàn máu.
- Thường xuyên bị các vết bầm tím ở chân tay mà không rõ nguyên nhân, hoặc dễ bị bầm tím khi chỉ bị tổn thương nhẹ.
- Xuất huyết đường tiêu hóa như đi ngoài có máu, nôn ra máu.
- Thường xuyên chảy máu mũi.
- Đi tiểu ra máu.
Hệ quả
Thiếu vitamin K trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh như sau:
- Rối loạn đông máu: Thiếu vitamin K dẫn đến sự rối loạn hoạt động của các yếu tố đông máu, làm quá trình đông máu trở ngại, khó cầm máu khi cơ thể bị thương, dễ bị xuất huyết.
- Bệnh về tim: vitamin K2 có vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nếu thiếu vitamin này thì động mạch dễ bị vôi hóa, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch.
- Loãng xương: Thiếu vitamin K làm cản trở quá trình chuyển hóa canxi và tổng hợp osteocalcin trong cơ thể. Người thiếu vitamin K dễ bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp.
Thực phẩm giàu vitamin K
Bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin K từ những thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày, lưu ý một chút là loại vitamin này tan trong chất béo nên nó chỉ hấp thụ vào cơ thể tốt khi tiêu thụ cùng chất béo. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin K của cơ thể ở thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là 75 mcg/ngày, trên 19 tuổi là 120 mcg/ngày. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu vitamin K dưới đây:
- Cải bó xôi
- Húng quế (basil)
- Cải xoăn
- Bắp cải
- Mù tạt
- Mùi tây
- Bông cải xanh
- Măng tây
- Cần tây
- Cây ngón tay
- Dưa chuột
- Rau xà lách
- Cà rốt
- Trứng
- Ớt bột
- Dầu olive
- Trái cây sấy khô
- Đinh hương
Liều lượng nạp vitamin K
Bên cạnh bổ sung vitamin K thông qua ăn uống hằng ngày, bạn cũng có thể dùng các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nếu không gặp phải những dấu hiệu của việc thiếu vitamin K hay không mắc các bệnh lý cần bổ sung vitamin K thì bạn cũng không cần thiết phải sử dụng những loại thực phẩm chức năng. Nếu sử dụng, bạn nên tham khảo liều lượng bên dưới bởi nạp quá nhiều vitamin K cũng có thể gây hại đến cơ thể:
- Người lớn bị thiếu hụt vitamin K: Uống 10 – 40 mg mỗi ngày.
- Người lớn gặp vấn đề về đông máu: có thể uống đến 5 mg.
- Người lớn để cần bổ sung dinh dưỡng: Nam giới uống 120 mcg/ngày; Nữ giới uống 90 mcg/ngày.
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bổ sung vitamin K, nhất là đối với trẻ em, nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để biết được liều dùng phù hợp với cơ thể, tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Những điều cần lưu ý
Cần chú ý đến việc bổ sung kết hợp vitamin K và vitamin E bởi 2 loại này có thể đối kháng nhau, làm tăng thời gian đông máu.
Một số phản ứng phụ cũng có thể gặp như:
- Chán ăn
- Giảm vận động
- Khó thở
- Sưng gan, phù
- Kích ứng, cứng cơ
- Tái xanh, vàng mắt hoặc da.
Các phản ứng này cũng ít gặp nên bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu gặp phải một trong những phản ứng trong quá trình sử dụng thì hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện kiểm tra nếu cần thiết.
Lời kết
Vitamin K là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, thiếu loại vitamin này sẽ dẫn đến một loại các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin K và những chất dinh dưỡng khác qua các bữa ăn hằng ngày, nếu có dấu hiệu thiếu hụt, đừng vội tự ý mua thuốc sử dụng mà tốt nhất nên đi kiểm tra dinh dưỡng và hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp EMS Trainning để mang lại một sức khỏe tốt. Liên hệ với chuyên viên của YeahFit qua Hotline 028 9999 8996 để nhận thêm thông tin tư vấn!
Thông Tin Liên Hệ:
Hotline: 028 9999 8996
Fanpage: www.facebook.com/YeahFit.EMS.Training
Địa chỉ (chi nhánh 1): 101 Cao Thắng, P3, Q3, HCM
Địa chỉ (chi nhánh 2): 69 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, HCM
Nguồn tham khảo: vinmec.com, medlatec.vn
Xem thêm: Vitamin là gì và vai trò của vitamin với cơ thể